Bệnh suy dinh dưỡng rất dễ bắt gặp ở trẻ em dưới 13 tuổi do việc bổ sung dưỡng chất hằng ngày không đúng cách. Trẻ em bị suy dinh dưỡng, thấp còi sẽ khiến trẻ tự tin, nhút nhát và dễ mắc các bệnh khá
1. Nguyên nhân khiến bé suy dinh dưỡng thấp coi
Tình trạng biếng ăn kéo dài có thể khiến bé ăn không ngon miệng, không cung cấp được đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.
Chế độ ăn hàng ngày cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng do không cung cấp đủ chất dinh dưỡng, đặc biết là sự thiếu hụt canxi và vitamin D cần thiết.
Tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng tới sự phát triển của hệ cơ, xương khớp, hệ thần kinh,... do chế độ ăn hàng ngày của trẻ không cân đối hoặc do hệ tiêu hóa của trẻ không khỏe mạnh. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi.
2. Biểu hiện thường gặp của trẻ em suy dinh dưỡng:
3. Những điều cần lưu ý trong việc bổ sung chất dinh dưỡng hằng ngày cho trẻ
Thực đơn của trẻ phải cân bằng giữa 5 nhóm dinh dưỡng: Cá thịt, trứng; bánh mỳ, gạo, ngũ cốc; rau củ quả; bánh kẹo, đường; sữa, pho mát.
Bổ sung nước trái cây đúng cách cho trẻ. Nước trái cây chứa nhiều vitamin có lợi cho trẻ suy dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng rất ít chất xơ và ít năng lượng. Nếu chỉ dùng mỗi nước trái cây cho bữa phụ thì không đủ. Ngoài nước trái cây, mẹ nên bổ sung thêm phô mai, sữa, cháo... vào bữa phụ của con. Ngoài ra, chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, mẹ không nên cho trẻ dưới 6 tháng tuổi uống nước trái cây.
Cho trẻ ăn uống đúng giờ, đủ bữa. Cân đối khẩu phần ăn giữa các bữa ăn, thuông thường các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn khoảng 5 bữa ăn mỗi ngày bao gồm cả bữa chính và bữa phụ. Cần tập cho trẻ thói quen tự giác, tự cầm muỗng ăn và ăn chậm, nhai kỹ.
Chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho bữa sáng phải đầy đủ và cân đối. Ăn bữa sáng đầy đủ và không bỏ bữa sẽ giúp trẻ thoát khỏi nguy cơ béo phì và có đủ năng lượng cho các hoạt động của cơ thể, giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất, giải phóng calo.