pentavite

06/11/2021

TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁCH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH CHO TRẺ NHỎ

Tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ nhỏ là điều mà cha mẹ nào cũng cần phải làm cho con mình. Nhất là trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành như hiện tại. Hệ miễn dịch còn là yếu tố giúp cho con khỏe mạnh, ít bị bệnh vặt. Nhờ đó, trẻ sẽ có một cuộc sống lành mạnh và phát triển tốt nhất. Vì thế, ba mẹ cần hiểu đôi nét về hệ miễn dịch. Từ đó tìm ra giải pháp để tăng cường hệ miễn dịch cho con.

Hệ miễn dịch là gì và có từ đâu?

 

Hệ miễn dịch, đặc biệt là hệ miễn dịch của trẻ nhỏ, được hiểu như lá chắn trong cơ thể. Giúp bảo vệ cho trẻ trước các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh… Hai tế bào bạch cầu cơ bản trong hệ miễn dịch sẽ kết hợp với nhau tìm kiếm và tiêu diệt sinh vật truyền nhiễm. Cơ chế hoạt động miễn dịch bao gồm hai loại là miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch đáp ứng. 

Miễn dịch của trẻ nhỏ có được xuất phát từ hai nguồn chính. Nguồn thứ nhất nhờ bé thụ hưởng miễn dịch từ khi nằm trong bụng mẹ và bú sữa. Thứ hai, cơ thể bé sẽ tự sản xuất ra miễn dịch nhờ các chất dinh dưỡng được dung nạp. Một điều lưu ý là nguồn dự trữ kháng thể của mẹ sẽ giảm dần sau sinh. Vì thế, cơ thể trẻ phải tự tạo ra kháng thể. Không thể hoàn toàn trong cậy duy vào sữa mẹ mà cần phải cung cấp nhiều nguồn dinh dưỡng khác.  

Vì sao cần tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ?

 

1. Tăng cường hệ miễn dịch, giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch của cơ thể được xem như là một hệ thống thành trì phòng thủ kiên cố. Đúng vậy, khi tăng cường hệ miễn dịch, chúng sẽ phát huy toàn bộ chức năng cần thiết để loại bỏ các tác nhân gây bệnh. Khi virus, vi khuẩn hay kí sinh trùng tấn công, cơ thể sẽ sản sinh ra hệ miễn dịch. Bước đầu, chúng sẽ tạo ra lá chắn ngăn cho virus tấn công. Nếu kẻ xâm nhập vượt qua được hàng rào đó, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các chất để tấn công và tiêu diệt những nguồn bệnh này. Một hệ miễn dịch càng cao, khả năng kháng thể của cơ thể bé càng mạnh.

 

2. Tránh tình trạng tái phát các căn bệnh cũ

Trẻ em sinh ra sẽ mang trong mình một mức độ kháng thể nhất định, không phải là quá cao. Chúng ta cần phải cải thiện hệ miễn dịch của trẻ theo thời gian. Khi trẻ em mắc bệnh nhẹ, hệ miễn dịch tạo ra khả năng kháng thể ở lần đầu tiếp xúc. Đồng thời hình thành khả năng chống lại các bệnh đó trong tương lai. Các mầm bệnh yếu đi giúp cơ thể làm quen được chúng. Các kháng thể sẽ được tạo ra và ngăn chặn bệnh phát sinh ngay từ những lúc đầu.

3. Tăng cường hệ miễn dịch là quan trọng trong phẫu thuật

Phẫu thuật con là điều mà chắc chắn không có bậc phụ huynh nào mong muốn. Tuy nhiên, khả năng này là vẫn có và tốt nhất ta nên biết qua về chúng. Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong các cuộc phẫu thuật cấy ghép hay thay thế nội tạng. Một hệ miễn dịch tốt sẽ giúp con có nhiều đề kháng. Trẻ sẽ đỡ mất sức hơn nếu chẳng may thực hiện phẫu thuật. 

Bố mẹ làm thế nào để tăng cường hệ miễn dịch cho con?

 

Khi trẻ đang ở những tháng đầu cuộc đời, hãy để cho bé bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Trong sữa mẹ có nồng độ globulin cao giúp tăng cường hệ miễn dịch cho con. Giúp con tránh được những bệnh nhiễm khuẩn nói chung, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả các virus gây bệnh. Sữa mẹ còn có probiotic, giúp tăng cường hệ miễn dịch cho đường hô hấp và tiêu hóa.

Trong trường hợp mẹ không có điều kiện cho con bú ở thời gian dài thì việc cung cấp dưỡng chất từ các nguồn dinh dưỡng khác là điều vô cùng cần thiết. Khi trẻ đã được 2 tuổi, con có thể tiếp thu các thực phẩm dinh dưỡng bên ngoài. Có thể kể đến như sữa, trứng, thịt cá chứa rất nhiều protein. Đây là chất tạo ra kháng thể tốt. Bên cạnh đó, các vitamin và khoáng chất như sắt, kẽm, canxi hỗ trợ các hoạt động chức năng và gián tiếp tác động tích cực lên hệ miễn dịch. Ngoài ăn thức ăn, uống sữa, ba mẹ có thể bổ sung dưỡng chất bằng các thực phẩm bổ trợ. Có thể kể đến là Viên nhai hỗ trợ miễn dịch cho trẻ Pentavite Immune Support Daily Kids Chewables. Công thức cao cấp chứa vitamin và kẽm, giúp tăng cường hệ miễn dịch ở trẻ. Viên nhai không thêm bất kì phẩm màu hay hương vị, không chứa đường nhân tạo. Giúp cho trẻ phát triển toàn diện, an toàn, không gây hại đến cơ thể và hệ miễn dịch.