pentavite

10/12/2021

PHƯƠNG PHÁP TĂNG CƯỜNG VITAMIN C HIỆU QUẢ CHO TRẺ GIỮA MÙA DỊCH

Ngoài các phương pháp y tế như tiêm vaccine, biện pháp 5K… thì tìm cách tăng cường vitamin C đang được mọi người tích cực thực hiện. Đây là cách hữu hiệu, đem lại nhiều lợi ích mà không cần đụng tới các loại thuốc kháng sinh. Vì thế, bổ sung vitamin C cho trẻ em rất đơn giản. Tuy nhiên, xin lưu ý, đây là biện pháp giúp tăng cường sức khỏe. Không phải là cách thức phòng tránh lây nhiễm bệnh. Vẫn rất cần tuân theo các biện pháp mà Bộ Y tế yêu cầu.

Thông tin sơ lược về vitamin C

 

Vitamin C với tên khoa học là Acid Ascorbic, là loại vitamin có thể hòa tan. Chúng được thấy trong thực phẩm hằng ngày như cam quýt, ớt chuông, khoai tây, bông cải xanh… Ngoài ra, chúng còn được bào chế dưới dạng viên sủi hay thực phẩm chức năng. Ngoài việc bổ sung chất thông qua các loại thực phẩm, trẻ em nên được tăng cường dưỡng chất thông qua các hình thức này. Các loại cung cấp bằng đường uống hoặc tiêm, viên nén sẽ giúp trẻ gia tăng tối đa dưỡng chất.

Người bạn đồng hành của hệ miễn dịch ở trẻ em

Đối với trẻ em và cả người lớn, đây là chất đóng vai trò quan trọng trong cơ thể. Chất dinh dưỡng này tham gia vào sự phát triển của mô, giúp làm lành vết thương nhanh chóng hơn bé thiếu chất. Một trong những vai trò quan trọng nhất đối với trẻ dưới 6 tuổi là chúng giúp bé chống lại bệnh tật. Vitamin C tập trung nhiều tế bào miễn dịch. Vì thế, bổ sung vitamin C giúp bé được tăng cường sức đề kháng nhiều nhất có thể. Cơ thể khi đề kháng cao sẽ giảm khả năng cảm lạnh, nóng sốt hơn. Các chân răng và màng xương cũng sẽ được cứng cáp, ít bị chảy máu hay sưng phù. Ngoài ra, chất này còn đóng vai trò như cầu nối, giúp đẩy mạnh quá trình hấp thụ các chất khác như sắt, canxi, axit folic…

Làm thế nào để tăng cường vitamin C?

 

Dĩ nhiên, nguồn thực phẩm tăng cường vitamin C phổ biến nhất là trong các loại thực phẩm. Nhưng lưu ý rằng, độ chua của thực phẩm không tỷ lệ thuận với hàm lượng vitamin C trong đó! Chẳng hạn, ớt chuông là loại có hàm lượng vitamin C rất cao nhưng không có vị chua. Mỗi 100g ớt chuông có hàm lượng xấp xỉ bằng 100ml nước cam ép. Ba mẹ nên cho trẻ ăn ổi để đạt hàm lượng cao nhất - gấp 4 lần cam. Ngoài ra bông cải xanh cũng giúp tăng cường vitamin C rất tốt. Cùng với đó là một vài loại trái cây như cherry, dâu tây, kiwi, đu đủ là các loại mà ba mẹ cần cân nhắc.

Như đã đề cập ở trên, các loại cung cấp vitamin C dạng nén sẽ chứa hàm lượng chất cao hơn. Cũng như trẻ sẽ hấp thu tốt hơn so với các thực phẩm thông thường. Nổi bật là Viên nhai hỗ trợ miễn dịch cho trẻ Pentavite Immune Support Daily Kids Chewables. Với thành phần tự nhiên, không thêm hóa chất độc hại. Sản phẩm chứa nhiều loại vitamin, đặc biệt là vitamin C, giúp hỗ trợ tăng đề kháng cho trẻ. Giúp con khỏe mạnh, cường tráng, chống chịu được với các bệnh vặt thông thường.

Một vài hiểu biết nhầm lẫn về vitamin C

 

1. Hàm lượng vitamin C trong cam là cao nhất

 

Đây chắc chắn là nhầm lẫn phổ biến nhất ở tất cả chúng ta. Ta thường nghĩ cam là trái cây hàng đầu mỗi khi cần bổ sung vitamin C. Nhưng, nghiên cứu cho thấy rằng, cứ mỗi 100g cam chứa khoảng 53mg vitamin C. Nhưng ở cherry, con số này lên đến 1667,6 mg! Hay ở ổi, mỗi 100g ổi thì lên chứa đến hơn 200mg vitamin C. Như vậy, có thể thấy rằng cam không phải là giải pháp tối ưu nhất.

2. Chỉ cần tăng cường vitamin C khi ốm, bệnh

Đây cũng là một suy nghĩ sai lầm thường thấy ở một số ba mẹ. Họ chỉ tập trung tăng hàm lượng vitamin C khi thấy con bắt đầu có triệu chứng đổ bệnh. Tuy nhiên, cần hiểu rằng vitamin C như một liệu pháp phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Đồng thời đây là chất dinh dưỡng vàng cho trẻ nhỏ. Chúng giúp tăng khả năng phòng bệnh, nâng cao đề kháng, giảm chảy máu và mau phục hồi vết thương.

3. Tăng cường vitamin C càng nhiều càng tốt

 

Cần chú ý rằng vi chất này không phải là loại “dự trữ” để dùng dần trong cơ thể của trẻ. Hàm lượng chất vitamin C cần phải chú ý căn cứ theo độ tuổi, giới tính. Nếu hàm lượng vitamin C quá cao tồn tại trong cơ thể, trẻ có thể bị ảnh hưởng xấu. Như chóng mặt, buồn nôn, cùng với đó là đau bụng, tiêu chảy, đau dạ dày. Vì thế, không nên cho trẻ bổ sung quá nhiều vi chất này. Hãy chia khẩu phần, thực phẩm và xem xét về số lượng thực phẩm chức năng mình đưa cho bé.